BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA - Nông Nghiệp Hợp Nhất

0948.234.039

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA HẠI CÂY SẦU RIÊNG
   Do nấm Phytophthora sp. (Họ Pythiaceae, Bộ Peronosporales, Lớp Oomycetes) gây ra, nấm tồn tại trong đất, gây hại hầu hết các cây trồng. Trên cây sầu riêng loài nấm Phytophthora palmivora gây hại phổ biến nhất.
   Bệnh do nấm Phytophthora sp. thường được gọi dưới nhiều tên khác nhau tùy thuộc bộ phận bị hại và theo vùng miền như: Bệnh thối rễ, nứt thân, nứt quả, xì mủ, chảy nhựa, chảy gôm, …
Triệu chứng gây hại
   Nấm Phytophthora sp. gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang cho quả, hại trên rễ, thân, lá, hoa và quả.
   Trên rễ: Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao dễ nhiễm nấm Phytophthora, rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng, cây không phát triển và chết dần.
   Trên thân, cành: nấm lây lan dần lên phần thân cây phía trên làm chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển và chết dần.
   Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, bộ lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành màu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.
   Trên quả: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.
Phương thức lan truyền nguồn bệnh
   – Nấm Phytopthora sp. thường lưu tồn trong đất, có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện bất lợi. Sợi nấm và bào tử còn lưu tồn trong các vết bệnh trên thân, trên cành, trên lá, trái bị bệnh và các xác bã thực vật, từ đây nấm dễ dàng phát tán khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi gặp điều kiện thuận lợi như gió to, mưa nhiều nấm sẽ lây lan, phát triển rất mạnh. Vườn bị ngập úng nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn.
PHÒNG NGỪA
   – Sử dụng Amino Acid (Made in USA) phun lên lá để tăng khả năng kích rễ, kích đọt đồng thời tăng sức đề kháng với nấm bệnh bên ngoài tấn công cây ở tất cả các giai đoạn. Liều lượng 1 chai 500ml hoà tan 400-500 lít nước. Phun qua lá để cây hấp thu nhanh hơn.
   – Sử dụng Phosphite K+ (Made in USA) phun lên thân lá, hoặc tưới gốc để tăng đề kháng cho cây. Tăng khả năng chống chịu hạn mặn, điều kiện khắc nghiệt của khí hậu. Trung hoà hàm lượng đạm dư thừa trong cây. Làm cho vách tế bào dày lên. Liều lượng phun ngừa 1 chai 500ml hoà tan 400-500 lít nước. Phun lên thân lá và tưới gốc.
   – Cây bị nhiễm nặng trên thân cành sầu riêng thì xử lý quét lên vết bệnh. Sử dụng Phosphite K+ và AK-72, dùng cọ quét lên vết bệnh.

Chat Zalo