RẦY CHỔNG CÁNH TRÊN CÂY CÓ MÚI - Nông Nghiệp Hợp Nhất

0948.234.039

RẦY CHỔNG CÁNH TRÊN CÂY CÓ MÚI

RẦY CHỔNG CÁNH

  • Tên khoa học: Diaphorina citri Kuwayana, thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera
  • Phân bố: Rầy hiện diện và gây hại ở các quốc gia thuộc châu Á nhiệt đới từ miền nam nước Nhật và Trung Quốc đến Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Indonesia, và cả Ấn Độ… bên phía đông châu Á.
  • Rầy thường hiện diện trên các loại cây cam, chanh, quýt, bưởi… Ngoài ra chúng còn sinh sống trên các loại cây nguyệt quế, cần thăng, kim quýt.
  1. Đặc điểm hình thái và sinh học
  • Rầy rất nhỏ, thành trùng dài từ 2,5-3 mm, cánh dài, màu xám đen với vệt trắng lớn chạy từ đầu đến cuối cánh. Râu đầu rất ngắn, có 5 đốt; chân ngực màu vàng, đốt chậu và đốt bàn có màu đen, bàn chân có 2 đốt màu đen. Cuối bụng có nhiều lông trắng mịn
  • Rầy cái có bụng to màu vàng cam trong khi rầy đực nhỏ màu xám xanh
  • Sau khi vũ hóa rầy bắt cặp và đẻ trứng
  • Trứng rất nhỏ, màu vàng, hình bầu dục, dài khoảng 0,3 mm có đầu nhọn. Thời gian ủ trứng từ 3-7 ngày
  • Ấu trùng hình bầu dục dẹp, màu xanh lục ngả vàng, di chuyển chậm chạp
  • Vòng đời của rầy chổng cánh từ 18-40 ngày
  1. Tập quán sinh sống và cách gây hại
  • Thành trùng ít khi bay hoặc bay một đoạn ngắn
  • Rầy đẻ trứng tành từng nhóm trên đọt non chưa mở lớn
  • Mật độ cao vào đầu mùa mưa, khi cây ra lá non và trổ hoa
  • Ấu trùng và thành trùng tập trung chích hút nhựa của chồi, lá, trái non làm chồi non bị khô héo, lá phía dưới bị vàng, quăn queo
  • Rầy truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vàng lá gân xanh (Greening) cho nhóm cây cam quýt
  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số
  • Thức ăn:  xuất hiện khi cây có chồi non. Nếu ký chủ (cam, quýt, bưởi) không có chồi non → di chuyển sang ký chủ phụ (nguyệt quế, cần thăng) để duy trì mật số.
  • Thiên địch
  • Ong ký sinh:

            Diaphorencyrtus aligarhensis Shaff thuộc họ Encyrtidae, bộ Cánh Màng (Hymenoptera). Đây là loài ong nội ký sinh, trứng được đẻ bên ngoài cơ thể rầy, ấu trùng ong nở ra sẽ chui vào cơ thể rầy sinh sống và làm nhộng bên trong. Ngay sau khi vũ hóa thành trùng ong thường cắn đứt phần bụng của ký chủ chui ra ngoài.

           Tamarixia radiata Waterson thuộc họ Eulophidae, bộ Cánh Màng (Hymenoptera). Đây là loài ong ngoại ký sinh, thành trùng ong đẻ trứng bên ngoài cơ thể, mặt bụng ấu trùng Rầy chổng cánh các tuổi 2, 3 và 4. Sau khi nở, ấu trùng ký sinh chui vào bên trong cơ thể rầy sinh sống và hoàn chỉnh vòng đời bên trong cơ thể rầy. Khi trưởng thành ong cắn đứt phần ngực của ấu trùng tuổi 5 của rầy để chui ra ngoài.

  • Bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fabricius thuộc họ Coccinellidae bộ Cánh cứng
  • Kiến vàng
  1. Biện pháp phòng trị
  • Xử lý ra hoa đồng loạt để dễ dàng phòng trị
  • Không nên trồng các loại cây hấp dẫn họ cam quýt như nguyệt quế, cần thăng, kim quýt gần vườn cam quýt, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống
  • Bảo vệ và phát triển thiên địch của rầy chổng cánh
  • Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện sự gây hại của bệnh
  • Phun thuốc trừ rầy trước khi nhổ bỏ những cây có triệu chứng bệnh và những cây bị nhiễm qua giám định, tiêu hủy để loại trừ nguồn bệnh lây sang cây khỏe
  • Tỉa cắt cành, bón phân giúp điều khiển các đợt ra đọt non tập trung từ 3 – 4 đợt/năm để có thể quản lý sự xuất hiện của rầy trong vườn;

 

 

Chat Zalo